Cập nhật VBPL kì 1 – tháng 5/2011

CẬP NHẬT MỘT SỐ VBPL KÌ 1 – THÁNG 5/2011

  1. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18-4-2011 của Chính phủ qui định về đánh giá tác môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
  2. Thông tư số 29/2011/TT-BNNPTNT ngày 15-4-2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về ban hành danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
  3. Thông tư số 06/2011/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và đầu tư ngày 06-4-2011 về hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp “Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04-6-2010 của Chính phủ.
  4. Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04-4-2011 của Chính phủ qui định mức lương tối thiểu chung.
  5. Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29-3-2011 qui định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản.

=====================================

TÓM TẮT NỘI DUNG

  1. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18-4-2011 của Chính phủ qui định về đánh giá tác môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. (Nghị định 29).

Xem Nghị định 29 tại đây.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Riêng đối với lĩnh vực phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các dự án bắt buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được qui định tại Phụ lục II đính kèm Nghị định 29, cụ thể:

(i)          Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hóa học có Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

(ii)        Dự án xây dựng kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật có Sức chứa từ 5 tấn trở lên

(iii)        Dự án xây dựng kho chứa phân bón có Sức chứa từ 100 tấn trở lên

(iv)        Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

(v)         Dự án xây dựng cơ sở sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật có Công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên

(vi)        Dự án xây dựng cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh có Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.

Ngoài ra, Nghị định 29 qui định các đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường, bao gồm:

(i)           Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định này.

(ii)          Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011

===================================

  1. Thông tư số 29/2011/TT-BNNPTNT ngày 15-4-2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về ban hành danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam. (Thông tư 29).

Xem Thông tư 29 tại đây.

Thông tư 29 có hiệu lực thi hành ngày 31 – 5 – 2011 (sau 45 ngày kể từ ngày ban hành).

Danh mục bổ sung phân bón theo Thông tư 29 bao gồm:

(i)   Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam (Phụ lục 01 kèm theo).

(ii)  Danh mục phân bón thay thế các loại phân bón đã có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam (Phụ lục 02 kèm theo).

Tải Phụ lục 1 và Phụ lục 2 tại đây.

=============================

  1. Thông tư số 06/2011/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và đầu tư ngày 06-4-2011 về hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp “Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04-6-2010 của Chính phủ. (Thông tư 06).

Xem Thông tư 06 tại đây.

Theo đó, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nộp 09 bộ hồ sơ trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc cho Sở KH&ĐT nơi thực hiện dự án đầu tư để được cấp Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận; Dự án đầu tư trong đó có phần thuyết minh, làm rõ căn cứ tính toán và đề xuất các khoản ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện dự án từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm đề nghị cấp Giấy xác nhận.
Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở KH&ĐT gửi hồ sơ lấy ý kiến của Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi nhà đầu tư có dự án đầu tư và các Sở, ngành liên quan đến các khoản ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của dự án.

Các cơ quan nêu trên, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, thẩm tra các điều kiện hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung của nhà đầu tư đối với các nội dung về: Quy mô doanh nghiệp (vừa, nhỏ, siêu nhỏ); Dự án đầu tư thuộc loại đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư hay khuyến khích đầu tư; Loại ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mà dự án được hưởng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan liên quan có ý kiến thẩm tra bằng văn bản gửi Sở KH&ĐT.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ ý kiến của các cơ quan, Sở KH&ĐT tổng hợp ý kiến thẩm, lập báo cáo và kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được kiến nghị.

Thông tư 06 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/05/2011.

===============================

4.   Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04-4-2011 của Chính phủ qui định mức lương tối thiểu chung. (Nghị định 22).

Xem Nghị định 22 tại đây.

Theo đó, kể từ ngày 01/5/2011, mức lương tối thiểu chung được thực hiện là 830.000 đ/tháng, tăng 100.000 đồng/tháng so với quy định hiện hành.

Mức lương tối thiểu chung này được dùng làm cơ sở tính các mức lương trong hệ thống thang, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức như Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức khác.

====================

5. Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 – 3 – 2011 qui định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

Xem Thông tư 14 tại đây.

Theo Thông tư 14, vật tư nông nghiệp bao gồm cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định có liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp, Thông tư 14 qui định việc kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có trách nhiệm:

(i)    Bố trí người có đủ thẩm quyền đại diện cho cơ sở để làm việc với Đoàn kiểm tra.

(ii)   Tạo điều kiện cho Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra, lấy mẫu tại hiện trường; cung cấp đầy đủ thông tin, mẫu vật, hồ sơ, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.

(iii)  Khắc phục đầy đủ sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra và gửi báo cáo bằng văn bản về Cơ quan kiểm tra theo đúng thời hạn nêu trong biên bản kiểm tra.

(iv) Nộp phí, lệ phí kiểm tra theo quy định.

(v) Thu hồi, xử lý sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.

(vi) Được quyền khiếu nại với Cơ quan kiểm tra trong trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra.

Thông tư này có hiệu lực ngày 14-4-2011(sau 45 ngày kể từ ngày ban hành)./.

Gửi bình luận

Required fields are marked *

*
*